Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80 km về phía Đông Bắc; diện tích tự nhiên 860,27 km2 (chiếm 22% diện tích toàn tỉnh). Dân số toàn huyện khoảng 74 nghìn người với 12 dân tộc cùng chung sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 47,2%). Huyện có 15 xã và 2 thị trấn với 124 thôn, bản, khu phố (trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, 108 thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng II); đã có 17/17 xã, thị trấn với 124 thôn bản có điện lưới Quốc gia…
Cách đây hơn 10 năm, huyện Sơn Động bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong điều kiện nhiều xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Theo ông Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới đối với huyện Sơn Động là một bài toán khá nan giải do đặc thù địa hình có nhiều khó khăn và mật độ dân cư thưa thớt. Tuy vậy, sau thời gian thực hiện, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đến nay huyện Sơn Động đã đạt được nhiều kết quả bất ngờ trong xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, diện mạo nông thôn miền núi đã thay đổi, kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, thuộc địa giới hành chính thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động
ngày càng thu hút được đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái và hành lễ
Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Động đạt nhiều kết quả khá tích cực. Tốc độ giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 10,3% so với năm 2020, trong đó, lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,6%; công nghiệp – xây dựng tăng 12,1%; dịch vụ tăng 7,2%. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 7.702,7 ha, đạt 98,5% so với kế hoạch. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 27.672 tấn, đạt 101% kế hoạch, tăng 298 tấn so với năm 2020. Tổng diện tích cây ăn quả đạt 2.391,7 ha, tăng 3264 ha so với năm 2020. Giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 740,4 t?? đ??ng. Huyện đã phát triển được một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao và chất lượng như vải lai Thanh Hà, hồng, bưởi da xanh, bưởi Diễn, ổi lai lê, dưa lưới, nấm lim xanh... Năm 2021, trên địa bàn huyện có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là mật ong rừng Sơn Động, măng mai khô Tây Yên Tử và rượu nấm lim xanh.
Bộ mặt nông thôn mới huyện vùng cao Sơn Động ngày càng có nhiều khởi sắc. Ảnh: Xuân Thoả
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 3.988,7 t?? đ??ng, tăng 12,1 % so với năm 2020, trong đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, ước đạt 754,1 t?? đ??ng. Giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng đạt 1.840,7 t?? đ??ng, đạt 100% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ đạt 1.067,3 t?? đ??ng, tổng mức bán buôn, bán lẻ và hàng hóa dịch vụ thương mại ước đạt 652,4 t?? đ??ng, đạt 108,5% so với năm 2020.
Với hương vị riêng, thơm ngon, chè Bát Tiên trồng trên địa bàn huyện Sơn Động
được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Nhận định về những tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua, ông Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cho biết, huyện hiện chưa có sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ yếu xuất bán thô, diện tích sản xuất nông – lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn ít. Về văn hóa xã hội, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tại một số trường chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tiến độ thực hiện một số dự án, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm. Thu ngân sách từ tiền sử dụng đất mặc dù vượt dự toán tỉnh giao nhưng không đạt kế hoạch huyện giao đã ảnh hưởng đến các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác xây dựng cơ bản. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện và chất lượng các dự án.
Phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm là thế mạnh của huyện Sơn Động
Theo đó, lãnh đạo huyện đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2022 đạt từ 10% trở lên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng chiếm 64,2%, dịch vụ 16%; nông lâm nghiệp và thủy sản 19,8%. Tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp từ 65 triệu đồng trở lên.
Gian trưng bày các sản phẩm OCOP của HTX Dịch vụ nông nghiệp Thảo Mộc Linh , thị trấn Tây Yên Tử
Để tăng cường thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tới đầu tư, huyện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” cấp huyện, xã, tăng cường xây dựng chính quyền điện tử, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Song song với đó, huyện cũng đưa ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng và cấp phép xây dựng theo quy hoạch, theo hướng sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đồng bộ giữa các quy hoạch, thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng. Kết hợp rà soát các dự án được chấp thuận đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đề xuất xử lý các dự án chậm tiến độ. Tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng ở các dự án xây dựng đường giao thông (đường tỉnh 291, đường trục chính thị trấn An Châu, các dự án giao thông nội thị) và các dự án khu dân cư tập trung.
Đội văn nghệ thôn Nà Ó, xã An Lạc biểu diễn văn nghệ tại làng du lịch cộng đồng. Ảnh: Tư liệu
Website giải trí điện tử T1